background img

Thông tin nha khoa

Những bệnh thường gặp nhất về răng miệng và cách phòng bệnh

Sâu răng, hôi miệng, viêm lợi… là một trong những bệnh hay gặp về răng miệng, không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng  trong giao tiếp của bạn.
Chăm sóc răng miệng
Chăm sóc răng miệng

Một số bệnh thường gặp

Sâu răng: Sâu răng là một cách khác để nói về răng bị hư. Sâu răng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lối sống – thực phẩm bạn ăn, cách chăm sóc răng miệng của bạn, nồng độ Fluor có trong nước và kem đánh răng. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc răng của bạn dễ bị sâu hay không.
Hôi miệng: Hôi miệng thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi chúng ta thức dậy. Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tiếp hàng ngày, có thể ảnh hưởng một phần nào tới công việc làm ăn của chúng ta.
Viêm  lợi: Bệnh viêm lợi (hay viêm nướu) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Bệnh viêm lợi rất dễ dàng phát hiện và điều trị nhưng chúng ta thường hay bỏ qua và để “tự nó khỏi”. Nếu không được chữa trị và người bệnh tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây bệnh là do thói quen vệ sinh răng miệng. Mảng bám thức ăn thừa trên răng không được vệ sinh sạch, sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng sinh sôi nảy nở, hình thành chấm đen li ti. Theo thời gian, những lỗ sâu này phát triển rộng hơn, gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi nhai gây nên sâu răng cũng như các bệnh khác. Bên cạnh đó gây nên bệnh là thức ăn quá nóng hoặc quá cứng,..

Phòng bệnh răng miệng

Các chuyên gia cho biết vệ sinh răng miệng là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh về răng. Vì vậy khi bị viêm, sưng, nóng, đỏ, đau mà chưa có sự can thiệp của nha sĩ, bệnh nhân vẫn phải vệ sinh răng miệng kỹ để tẩy sạch các mảng bám, thức ăn giắt. Vì thế ngay cả những người đánh răng nhiều lần trong ngày mà không đúng cách cũng có nguy cơ mắc bệnh về răng miệng…
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Khi chăm sóc răng miệng, đánh răng không đúng cách, đánh răng hời hợt thì những mảng bám thức ăn sẽ đọng lại trên răng. Sau đó, vi khuẩn sẽ lên men thức ăn và tạo thành axit. Loại axit này sẽ dần dần phá hỏng men và ngà răng, gây sâu răng, nặng hơn có thể dẫn đến viêm tủy. Đồng thời các mảng bám răng bị vôi hóa, hình thành cao răng gây viêm nướu, chảy máu chân răng và nha chu. Việc đánh răng thường xuyên đúng cách vô cùng quan trọng. Thao tác đánh răng đúng là đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng. Chải nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình tròn trên răng và nướu. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang. Lưu ý khi chải mặt ngoài, mặt trong của răng chải với động tác rung nhẹ tại chỗ nhiều lần, vừa rung vừa di chuyển bàn chải về phía mặt nhai. Việc chọn bàn chải đánh răng cũng quan trọng không kém. Nên chọn bàn chải có lông mềm vừa phải, đầu nhỏ để có thể vào được góc trong cùng của hàm răng. Nếu chọn bàn chải cứng sẽ làm tổn thương đến răng và nướu. Nên chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor ít nhất 2 lần sau các bữa ăn vì sau khi ăn (đặc biệt là với các thức ăn nhiều chất bột, đường).
Khám răng định kì 6 tháng/lần để đảm bảo răng bạn luôn khỏe và dễ phát hiện ra các bệnh nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm:

Chỉnh nha và những lưu ý khi thực hiện chỉnh nha

Chỉnh nha (niềng răng) là một trong những phương pháp chỉnh răng thẩm mỹ được khá nhiều người chọn lựa để làm đẹp hơn cho khuôn mặt và nụ cười. Tuy nhiên, việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng trong khi chỉnh nha đòi hỏi phải có sự chăm sóc khá cầu kỳ và kỹ lưỡng, điều mà không phải ai cũng biết và tuân thủ đúng cách chăm sóc ấy.

♦ Tuần đầu tiên
– Trong tuần đầu tiên, sau khi đặt mắc cài niềng răng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì khoang miệng chưa quen với khung niềng và hơi đau nhức nhẹ. Đôi khi bạn cảm thấy đau nhức răng miệng trong khoảng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, điều này được có thể giảm bằng cách vệ sinh miệng sử dụng nước súc miệng hoặc một chút nước muối ấm. Bạn hòa tan một thìa muối trong một cốc nước ấm và súc miệng mạnh.
– Nếu tình trạng vẫn không tiến triển tốt hơn, bạn nên dùng thuốc giảm đau hoặc bất cứ biện pháp nào tương tự như đau đầu. Môi, má và lưỡi cũng bị kích thích 1 – 2 tuần để dẻo dai và quen với các bề mặt của chỉnh nha.
– Trong tuần này, bạn phải có một chế độ ăn hợp lý nhằm bảo vệ các thiết bị chỉnh răng đồng thời làm giảm đau nhức trong miệng.
– Những thực phẩm cần tránh khi niềng răng:
  • Những thực phẩm dai
  • Những thực phẩm cứng (các loại quả hạt cứng, kẹo cứng…)
  • Những thực phẩm bạn phải cắn vào: bắp ngô, táo, cà rốt…
  • Nhai vào những vật dụng như bút mực, bút chì hoặc móng tay có thể gây thiệt hại cho chỉnh nha. Vì thế, chỉnh nha bị hư hại và phải điều trị lâu hơn.
♦ Giai đoạn sắp đều răng
Trong suốt quá trình làm đều răng, đôi khi bạn cảm nhận răng lung lay nhẹ. Đừng quá lo lắng không phải răng bạn bị rụng răng do niềng răng đâu nhé, vì điều này bởi nó hoàn toàn bình thường trong quá trình điều trị. Các răng sẽ cứng chắc và cố định dần ở vị trí mới.
Trong trường hợp giả sử một sợi dây cung hay mắc cài niềng răng của bạn bị lỏng. An tâm, đây là điều đôi lúc xảy ra trong quá trình niềng răng. Nếu dây nhô ra và kích thích, bạn sử dụng một dụng cụ cùn (mặt sau của chiếc muỗng hoặc khúc cuối của bút chì) và cẩn thận, nhẹ nhàng đẩy chuỗi dây kích thích này.
Khi kích thích môi hoặc miệng tiếp tục, bạn dùng bông ướt trên dây để giảm phiền toái. Hãy gọi nha khoa thẩm mỹ Phú Thọ càng sớm càng tốt để đặt một cuộc hẹn kiểm tra và điều chỉnh các khí cụ niềng răng. Nếu có phần nào rơi ra, bạn hãy lưu lại và mang theo nó đến phòng khám chỉnh răng.
chinhnhataiphongkham
♦ Chăm sóc tại nhà
Để hoàn thành kế hoạch điều trị, bệnh nhân niềng răng phải làm việc cùng với bác sĩ chỉnh nha. Răng và hàm chỉ có thể di chuyển về phía vị trí sửa chữa nếu bệnh nhân luôn không làm theo chỉ dẫn và các thiết bị này có thể bị hư hại nếu  kéo dài thời gian điều trị.
Đánh răng: Là việc quan trọng hơn bao giờ hết bằng cách dùng bàn chải và chỉ tơ nha khoa thường xuyên khi bạn niềng răng, do đó các răng và nướu khỏe mạnh sau khi điều trị chỉnh hình răng.
sudungchinhakhoachochinhnha
Bệnh nhân nếu không giữ răng sạch sẽ có thể yêu cầu khám thường xuyên hơn để các bác sĩ nha khoa làm sạch chuyên nghiệp. Những người có tiền sử bệnh về nướu cũng nên khám răng định kỳ trong khi điều trị chỉnh răng.
Chơi thể thao: Bạn chơi thể thao, điều quan trọng là bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để đề phòng đặc biệt. Một dụng cụ bảo vệ hàm sẽ bảo vệ bạn khi chơi thể thao. Trong trường hợp có tai nạn liên quan đến mặt, hãy kiểm tra miệng của bạn và các thiết bị ngay lập tức.



Cấy ghép răng implant có đau không?

Cấy ghép răng có đau không? là câu hỏi của rất nhiều người khi trước quyết định tiến hành cấy ghép. Hôm nay, nha khoa Phú Thọ sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời này.

♦ Cấy ghép Implant như thế nào ?
– Như những bài viết trước của nha khoa Phú Thọ, chúng tôi khẳng định 1 lần nữa Implant là giải pháp cấy ghép tốt nhất trong lịch sử nha khoa cho phép phục hồi lại răng đã mất giống như răng thật cả về phương diện thẩm mỹ lẫn chức năng, duy trì suốt đời
– Phương pháp phục hình này tuy có phần phức tạp hơn tuy nhiên toàn bộ quy trình lại diễn ra tương đối nhẹ nhàng và kéo dài chỉ trong khoảng 30 phút đồng hồ.
– Trước khi thực hiện điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ hay đôi khi là gây tê toàn bộ cho bệnh nhân, nên suốt quá trình điều trị bạn sẽ không thấy đau đớn chút nào.
  • Giai đoạn 1: Các bác sĩ sẽ đặt trụ Implant vào xương hàm. Thời gian trung bình để cấy ghép 1 Implant chỉ bằng thời gian nhổ một chiếc răng thông thường.
  • Giai đoạn 2: Sau khi cấy ghép, cần thời gian từ 1-6 tháng khi trụ Implant và xương tích hợp cố định với nhau. Lúc này xương sẽ tạo thành dần dần xung quanh trụ Implant giúp Implant gắn chặt và ổn định trong xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ trên Implant cho bệnh nhân. Thời gian phục hình khoảng từ 3-5 ngày điều trị.

cay-ghep-Implant-co-dau-khong

– Câu trả lời là sẽ rất dễ chịu và không đau xíu nào trong suốt quá trình điều trị do bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ hay đôi khi là gây tê toàn bộ cho bệnh nhân như đã nói trên.
– Sau mỗi giai đoạn của cấy ghép răng Implant thì bạn sẽ cảm thấy một số cơn đau khó chịu xuất hiện khi thuốc gây tê đã hết tác dụng. Tuy nhiên, đây là những biểu hiện bình thường, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng sinh cho bạn
– Tuy nhiên, mức độ đau khi cấy ghép còn tùy thuộc vào số lượng Implant cắm ghép, vị trí cắm và khả năng chịu đau của mỗi bệnh nhân. Trong trường hợp bạn phải ghép xương hoặc nâng xoang hàm trước thì bạn sẽ thấy đau hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật, nhưng một số bệnh nhân quá nhạy cảm hoặc gặp biến chứng là do kỹ thuật cấy ghép sai kỹ thuật hay việc chăm sóc răng miệng của bản thân chưa tốt, thì là chuyện khác. Khi cảm giác đau kéo dài và bạn không thể chịu được cơn đau, hãy liên hệ với nha khoa thẩm mỹ Phú Thọ ngay lập tức nhé!
– Với sự hỗ trợ của các thiết bị cấy ghép tiên tiến và được thực hiện bởi Thạc sỹ, bác sĩ Trần Quân Thụy từng tu nghiệp chuyên sâu về Cấy ghép răng Implant tại Đại học HARVARD – Hoa Kỳ, nên cấy ghép Implant được thực hiện chính xác, nhanh chóng và hoàn toàn không gây tổn thương cho răng, không gây biến chứng sau điều trị. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng về việc “ cấy ghép Implant có đau không “ khi điều trị tại trung tâm.



Popular Posts